Hiện thực hóa mục tiêu "chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh"
Với mục tiêu xây dựng, hoàn thiện phát triển Chính quyền điện tử hướng tới xây dựng Chính quyền số hoạt động hiệu lực, hiệu quả, minh bạch; phát triển nền kinh tế số thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tạo ra những giá trị mới, tăng năng suất lao động; xây dựng xã hội số đảm bảo người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, thu hẹp khoảng cách phát triển, các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân. Trong thời gian qua, thàn phố Yên Bái đã tập trung đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ trong thực hiện công tác "chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh".
Mô hình “Tổ hỗ trợ nhân dân thực hiện thủ tục hành chính” tại Bộ phận phục vụ hành chính công phường Nguyễn Thái Học
Nhận thức việc cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành, là bước ngoặc lớn để xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Trong năm 2023 phường Nguyễn Thái Học đã tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình “Tổ hỗ trợ nhân dân thực hiện thủ tục hành chính”. Mô hình đã phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ. Mỗi cán bộ công chức tại bộ phận phục vụ hành chính công của phường luôn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính, tận tình hướng dẫn công dân thực hiệời dân đối với chính quyền. Tỷ lệ triển khai dịch vụ công trực tuyến một phần mức n các thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, nâng cao sự hài lòng và tin tưởng của ngưđộ 3 và dịch vụ công trực tuyến toàn phần mức độ 4 của phường Nguyễn Thái Học đạt 100%. Đặc biệt, qua khảo sát, đánh giá 100% người dân hài lòng khi đến thực hiện TTHC tại Bộ phận PVHCC của phường. Ông Bùi Ngọc Giang, Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thái Học trao đổi: Chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả của “Tổ hỗ trợ nhân dân thực hiện thủ tục hành chính” cũng như các đồng chí làm việc tại Bộ phận phục vụ hành chính công của phường, đây là những đồng chí trẻ có kỹ năng giao tiếp, kinh nghiệm, trình độ công nghệ thông tin tốt, từ đó nâng cao hiệu quả sự hài lòng của nhân dân khi nhân dân đến thực hiện các TTHC.
Xác định phát triển kinh tế số tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Thành phố Yên cũng tăng khuyến khích các cơ sở kinh doanh dịch vụ thay đổi phương thức truyền thống sang kinh doanh online, hiện đã có 475 cơ sở thực hiện, tăng khoảng 179% so với cùng kỳ năm 2022. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được tăng cường chỉ đạo thực hiện đồng bộ, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, các công dân của thành phố đã thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi chủ động ứng dụng phương thức thanh toán phí và các loại lệ phí không dùng tiền mặt. Tỷ lệ doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; Tỷ lệ doanh nghiệp có thiết bị thanh toán điện tử đạt 98%; Tỷ lệ các doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 99%; Tỷ lệ hộ kinh doanh bán lẻ có thiết bị thanh toán điện tử đạt 85%. Tổng số người dân nộp thuế đã cài đặt ứng dụng và nộp thuế điện tử trên ứng dụng eTax Mobile thành công là 1407 người nộp thuế, với số tiền gần 2, 7 tỷ đồng. Ông Thái Hữu Hạnh, Phó Chi cục trưởng, Chi cục thuế thành phố cho biết: Thực hiện công tác chuyển đổi số, Chi cục thuế thành phố đã tập trung vào tăng cường triển khai hướng dẫn nộp thuế điện tử, kê khai thuế điện tử cũng như hóa đơn, biên lai điện tử.. ngoài ra Chi cục cũng tập trung chỉ đạo rà soát chuẩn hóa mã số cá nhân trên địa bàn.
Tuyên truyền về chuyển đổi số trong trường học ở thành phố
Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp được xem là định hướng tất yếu và là một trong những nội dung cấp thiết hiện nay. Thông qua Chuyển đổi số đã giúp nhà nông và doanh nghiệp tiếp cận cách làm mới để hòa nhịp xu thế phát triển, từ đó cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hướng tới nông nghiệp thông minh. Thời gian qua, các đơn vị chuyên môn của thành phố đã tăng cường phối hợp với các ngành chuyên môn, địa phương, các hộ sản xuất nông nghiệp, các chủ thể OCOP hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử VoSo, Postmart... Theo đó, đã có 30 sản phẩm chủ lực của các địa phương được lên sàn thương mại điện tử PostMart. Tổng số hộ sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản mua bán trên sản thương mại điện tử là 1.515 hộ bằng trên 39%. Tổng số giao dịch điện tử trên sàn Postmar đạt 626 lượt. Các sản phẩm nông nghiệp được quảng bá, giới thiệu thông qua sàn TMĐT và các kênh phân phối của doanh nghiệp, góp phần mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo, hiệu quả về CĐS. Trong đó, với việc sử dụng nền tảng số trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế nhanh chóng, thuận tiện nhất, đến nay Trung tâm Y tế thành phố đã triển khai xuất hóa đơn điện tử cho 100% bệnh nhân, Trung tâm đã đưa 3 ứng dụng về nền tảng số để hỗ trợ người dân tiếp nhaanh nhất các dịch vụ y tế. Bác sỹ chuyên khoa II, Nguyễn Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố cho biết: Với 3 ứng dụng số gồm Bản đồ điện tử xe cứu thương, bản đồ điện tử nhân viên y tế, Đặt lịch xét nghiệm tại nhà và tiêm chủng dịch vụ đã thu hút hàng trăm lượt người quan tâm, truy cập, hiện các ứng dụng đang tiếp tục hoàn thiện các nội dung, tối ưu hóa hệ thống để người dân dễ sử dụng hơn, cập nhật Dữ liệu bản đồ hiển thị song ngữ (Anh-Việt). Chúng tôi mong muốn được nhân rộng các ứng dụng này trong toàn quốc để góp phần để người dân được tiếp cận với các dịch y tế nhanh nhất, thuận lợi nhất.
Xã Âu Lâu phối hợp truyền thông về Chương trình chuyến xe chuyển động số
Với những giải pháp triển khai đồng bộ, hiệu quả, cùng tinh thần đổi mới sáng tạo của các cấp chính quyền, mỗi cán bộ viên chức, sự nhiệt tình đổi mới, hội nhập của người dân, đến nay tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ di động bằng thiết bị thông minh đạt 84,7%; Tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử đạt 80,1%; Tỷ lệ người dẫn trong độ tuổi lao động được phổ biến kỹ năng số cơ bản đạt 84,5%; Tỷ lệ hộ gia đình thanh toán không dùng tiền mặt đối với tiền điện, tiền nước đạt trên 78%; tỷ lệ DVC trực tuyến toàn trình và một phần đạt 77,82%; Tỷ lệ người dân hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính đạt 100%; Tỷ lệ giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử được xác thực điện tử đạt 89,33%.
Có thể khẳng định, việc triển khai chuyển đổi số đã góp phần làm thay đổi nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố, mỗi người dân đang dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Đây chính là tiền đề, động lực để thành phố tiếp tục xây dựng đưa ra các giải pháp linh hoạt, hiệu quả nhằm thực hiện chuyển đổi số theo hướng hiện đại, hiệu quả, tối ưu hóa nguồn lực; Nhân rộng triển khai "Phường Chuyển đổi số nâng cao"; "Xã, phường điểm về chuyển đổi số"; "Phòng họp không giấy tờ"; "Phòng làm việc không giấy", "Ngày nộp Thủ tục hành chính trực tuyến hàng tuần"; "Ngày xử lý Thủ tục hành chính trực tuyến"; "Đài Truyền thanh thông minh"; "Khu đô thị Công dân số".... Qua đó, nhằm sớm đạt mục tiêu về chuyển đổi số trên 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế và xã hội số, hiện thực hóa mục tiêu thực hiện "chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh’’đã đề ra.
Lê Hương (Trung tâm TT và VH thành phố Yên Bái)